Scale – Âm giai là tập hợp của nhiều nốt nhạc tạo thành một nhóm nốt tuân theo quy luật nhạc lý. Khi cần đề cập đến những nốt nhạc đó, người chơi nhạc chỉ cần gọi tên Âm Giai chứ không cần phải đọc đầy đủ tất cả các nốt.
Trong nhạc lý, nắm được khái niệm về Scale có thể giúp người nghệ sĩ chơi đàn dễ dàng lựa chọn nốt hoặc hợp âm phù hợp để đánh một bản nhạc hoặc đệm cho ca sĩ hát. Trong bài viết này, hãy cùng LED Play tìm hiểu về Scale – Âm giai là gì? Các loại Scale Guitar nên biết nhé.
Scale là gì? Âm giai là gì?
Scale hay còn được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là âm giai hay thang âm. Đây được xem là cơ sở để sáng tác, tạo ra một bản nhạc. Thông thường người nhạc sĩ sẽ sáng tác giai điệu bài nhạc dựa trên âm giai nhất định.
Nếu nói theo khái niệm thì âm giai là nhóm những nốt nhạc kết hợp đồng thời với dấu thăng, giáng và tuân theo quy luật nhất định. Người am hiểu nhạc lý chỉ cần biết bản nhạc được sáng tác trên Scale nào là sẽ có thể biết được các nốt nhạc sử dụng trong bài.
Ví dụ:
- Âm giai C (Đô trưởng): bao gồm 8 nốt C – D – E – F – G – A – B – C
- Âm giai G (Sol trưởng): có các nốt G – A – B – C – D – E – F# – G
- Âm giai Dm (Rê thứ): 8 nốt thuộc âm giai là D – E – F – G – A – Bb – C – D
Các loại Scale Guitar cơ bản
Dưới đây, LED Play sẽ liệt kê cho bạn tham khảo một vài loại Âm giai cơ bản phổ biến nhé.
- Diatonic Scale: Đây là thang âm gồm 7 nốt có các âm giai trưởng và thứ.
- Chromatic Scale: Tập hợp những nốt nhạc cách nhau ½ cung (nửa cung).
- Major Scale: Âm giai trưởng.
- Minor Scale: Gọi là âm giai thứ.
- Pentatonic scale: Âm giai ngũ cung, đặc biệt nhất chỉ có 5 nốt.
Cách đọc tên âm giai
Nhìn vào một ký hiệu cách đơn giản nhất để biết được bản nhạc chơi trên âm giai nào đó là dựa vào nốt gốc hay có thể hiểu là nốt đầu tiên của một âm giai.
Ví dụ cụ thể:
- Nếu thấy Major Scale bắt đầu bằng nốt C (Đô) thì chắc chắn đây là âm giai C (Đô) trưởng.
- Đối với Minor Scale bắt đầu bằng nốt D (Rê) nghĩa là Scale đó là D (Rê) thứ.
Mỗi loại âm giai sẽ tuân theo một quy luật khác nhau. Để biết trong Scale bao gồm những nốt nào bạn có thể tính toán dựa theo công thức sau.
Cấu tạo âm giai trưởng (Major Scale)
Để tính được các nốt trong âm giai trưởng hãy dựa vào công thức sau:
Chủ âm + 1 cung + 1 cung + ½ cung + 1 cung + 1 cung + 1 cung + ½ cung
Ví dụ với âm giai C (Đô) trưởng tính theo quy tắc trên sẽ được các nốt: C (Chủ âm) tăng 1 cung là D, tiếp tục thêm 1 cung là E, ½ cung nữa là F và lật lượt được các nốt G – A – B.
Tiếp theo sau khi đã tìm ra được 8 nốt thuộc Scale C (Đô) trưởng là C – D – E – F – G – A – B – C thì bạn có thể suy ra luôn được hợp âm thuộc thang âm này.
Công thức đó là: Các nốt ở vị trí 1, 4, 5 là hợp âm trưởng còn 2, 3, 6 sẽ là hợp âm thứ. Riêng nốt thứ 7 là hợp âm dim (thông thường những bài đệm nâng cao mới có hợp âm này).
Vậy từ đó suy ra bộ hợp âm thuộc âm giai C (Đô) trưởng gồm có C Dm Em F G Am Bdim C.
Cấu tạo hợp âm thứ (Minor Scale)
Cách đọc và tìm nốt, hợp cũng tương tự với thang âm trưởng nhưng sẽ tuân theo quy luật khác. Cụ thể công thức là:
Chủ âm + 1 cung + ½ cung + 1 cung + 1 cung + ½ cung + 1 cung + 1 cung
Vậy bây giờ hãy thử cùng LED Play tìm kiếm các nốt nhạc và hợp có trong Scale Am (La thứ) nhé → Theo quy luật trên, ta sẽ tìm được 8 nốt đó là A B C D E F G A.
Đối với âm giai thứ (Minor Scale), các nốt ở vị trí thứ 1, 4, 5 là hợp âm thứ, nốt nhạc 3, 6, 7 là hợp âm trưởng còn lại nốt thứ 2 chắc chắn là dim → Vậy các hợp âm của âm giai Am (La thứ) là Am B C Dm Em F G Am.
Lưu ý cần biết khi đọc tên âm giai
Để áp Scale – Âm giai dễ dàng bạn hãy lưu ý đến một vài thông tin dưới đây:
- Đối với đàn guitar, mỗi ngăn đàn tương ứng với ½ cung vì vậy bạn có thể xác định được giọng chủ của ca sĩ bằng cách chạy âm giai trực tiếp trên đàn.
- Thông thường nốt đầu tiên và cuối cùng của bài sẽ kết thúc bằng chủ âm tức là Scale chính của bản nhạc.
- Trong bộ âm giai có những scale song song cùng chứa nhóm hợp âm giống nhau ví dụ như C/Am, G/Em, F/Dm, D/Bm,…
Vì sao nên tìm hiểu về âm giai?
Nếu bạn là người có đam mê với âm nhạc nói chung và guitar nói riêng thì việc luyện tập đọc, hiểu âm giai sẽ giúp bạn:
- Tăng khả năng cảm âm: luyện chạy âm giai hàng ngày chính là cách nhanh nhất để tăng cảm âm cho tai.
- Xác định âm chủ (tone) bài hát: dễ dàng lựa chọn đúng âm chủ bài hát để đệm cho ca sĩ.
- Dò nốt và giai điệu bản nhạc: viết nốt và đánh đúng giai điệu của bản nhạc sau khi nghe bài hát.
- Lựa chọn hợp âm: biết được Scale của bài, từ đó chọn hợp âm đặt đúng các đoạn nhạc.
- Solo (Độc tấu) bản nhạc: hay còn gọi là đánh fingerstyle, đang rất được các bạn trẻ ưa chuộng.
- Lead guitar: đệm nốt cùng hòa tấu với guitar đệm hát.
Ngoài ra, luyện tập âm giai còn giúp tăng khả năng nhạc lý của bạn giúp bạn dễ dàng chơi nhạc cụ hơn, cải thiện trình độ mỗi ngày chứ không chỉ đánh theo bản năng.
Qua bài viết, LED Play đã chia sẻ cho bạn về Scale – Âm giai là gì? Các loại Scale guitar nên biết trên Poputar.
Poputar là đàn guitar thông minh được sản xuất bởi PopuMusic và phân phối độc quyền ở Việt Nam bởi LED Play. Hiện tại, Poputar đã được bán tại các showroom của LED Play trên toàn quốc.