fbpx

Những Kiến Thức Nhạc Lý Piano Cơ Bản Cần Thiết Cho Người Mới

Một số lưu ý khi chơi đàn Piano cho người mới học

Học nhạc lý piano cơ bản là bước quan trọng mà người mới bắt đầu nên chú ý. Những kiến thức nhạc lý cơ bản không chỉ giúp người chơi hiểu rõ về cấu trúc âm nhạc mà còn tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học piano. Với những kiến thức này, người học có thể tiếp cận những khái niệm như nốt nhạc, âm giai, và tempo một cách tự tin. Đây không chỉ là bước khởi đầu quan trọng mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho việc khám phá thế giới âm nhạc piano đa dạng và phong phú. Hãy cùng LedPlay khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nhạc lý Piano là gì?

Nhạc lý hay còn được gọi là Music Theory là ngôn ngữ dành riêng cho âm nhạc. Ngôn ngữ này giúp bạn hiểu và sử dụng âm nhạc một cách linh hoạt hơn. Thông qua nhạc lý, người chơi có thể hiểu rõ về cấu trúc âm nhạc, từ các yếu tố cơ bản như nốt nhạc, tempo, và dinh dưỡng âm giai cho đến các khái niệm phức tạp hơn như hòa âm, phối hợp âm, và cấu trúc nhạc. Nhạc lý giúp người chơi piano phân tích và hiểu rõ các tác phẩm nhạc, đồng thời giúp họ trình bày những bản nhạc một cách chính xác và cảm xúc.

Khi bạn nắm vững các kiến thức liên quan đến nhạc lý, bạn có thể sử dụng chúng theo một tự nhiên mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Điều này làm cho quá trình học và chơi piano trở nên sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Kiến thức nhạc lý piano cơ bản cần nắm vững

1. Học nhạc lý Piano cơ bản bằng cách đọc nốt nhạc

Học nhạc lý piano cơ bản, bạn nên chọn loại đàn có tất cả 88 phím, trong đó có 52 nốt trắng và 36 nốt đen. Đây là loại đàn thông dụng, phổ biến nhất và tạo điều kiện cho việc học nhạc lý piano được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trên thị trường, có nhiều trường hợp đàn piano có tất cả 92 hoặc 97 phím.

Tất cả các vị trí nốt nhạc trên đàn piano khi học nhạc lý đều có quy luật chung. Đàn piano cơ bản gồm 7 nốt và được ký hiệu lần lượt C, D, E, F, G, A, B tương đương với các nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Giữa cụm hai nốt đen liên tiếp sẽ là nốt trắng D (Rê). Còn giữa cụm 3 nốt đen liên tiếp là hai nốt trắng G (Son) và nốt trắng A (La). Các nốt đen thường là nốt thăng (#) và giáng (b). Giữa các nốt có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.

Quan sát trên bàn phím đàn piano, bạn có thể thấy được các phím đen được chia thành các cụm 2 và 3 phím ngăn cách các nốt trắng.

Với những ai vừa mới bắt đầu học đàn piano nên ghi nhớ các nốt nhạc bằng cách lấy các nốt nhạc mà mình dễ dàng ghi nhớ làm mốc (xác định đúng tên gọi, vị trí trên phím đàn của nốt nhạc này). Quan sát trên bản nhạc những nốt nhạc tiếp theo trên khuông nhạc đi lên hay đi xuống, nằm trên bao nhiêu dòng, bao nhiêu khe, thì ngón tay cũng di chuyển bấm đi lên, đi xuống bấy nhiêu phím đàn. Tập nhin bản nhạc và di chuyển ngón tay mà không cần nhìn bàn tay.

Kiến thức nhạc lý piano cơ bản cần nắm vững
Học nhạc lý Piano cơ bản bằng cách đọc nốt nhạc

2. Ghi nhớ kỹ hợp âm khi học Piano

Học nhạc lý Piano cơ bản cũng tương tự như Organ, hợp âm đàn piano cũng được chia thành nhiều loại, cụ thể như hợp âm trưởng / thứ; hợp âm thăng / giáng; các hợp âm có dấu xuyệt  “/” và các hợp âm trưởng / thứ có được thêm vào các ký hiệu hoặc chữ số như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△)…

Thực tế, để hiểu các ký hiệu hợp âm và chơi dựa theo ký hiệu không khó khăn quá. Việc đầu tiên bạn cần là xác định hợp âm gốc (trưởng/thứ), sau đó tự dịch ra các ký hiệu phức tạp hơn với quy tắc từ trái sang. Bạn có thể sử dụng các phần mềm để hỗ trợ cho việc tìm ra hợp âm đúng hơn. Cuối cùng, sau khi hoàn chỉnh bạn có thể chơi thử trên đàn để cảm nhận chính xác hơn bằng âm thanh.

Một điều cần lưu ý nữa đó chính là dấu hóa, là dấu thăng (#: tăng ½ cung) và dấu giáng (b: giảm ½ cung). Dấu thăng hay dấu giáng sẽ có số lượng cố định ở đầu khuông nhạc, và đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó sẽ tăng lên hoặc giảm xuống ½ cung. Sau đây là cách đọc tên hợp âm:

– Các chữ cái in hoa: hợp âm … trưởng.

       Ví dụ: C (hợp âm đô trưởng)

– Có chữ “m” sau các chữ cái in hoa: hợp âm … thứ.

       Ví dụ: Cm (hợp âm đô thứ)

– Có số, dấu thăng, dấu giáng …

       Ví dụ: C7 (đô bảy), C9 (đô chin), C# (đô thăng trưởng), Cb (đô giáng trưởng), C#m (đô thăng thứ), C#m7 (đô thăng thứ bảy) …

Ghi nhớ kỹ hợp âm khi học Piano
Ghi nhớ kỹ hợp âm khi học Piano

3. Thứ tự các dấu hóa về Piano

Trong nhạc lý có hai loại dấu hóa là dấu thăng và dấu dáng

– Khoảng cách giữa phím đàn trắng và phím đàn đen liên tiếp nhau trên đàn piano là ½ cung.

– #: dấu thăng (tăng nửa cung)

– b: dấu giáng (giảm nửa cung)

– Dấu thăng # (dấu giáng b) cố định xuất hiện ở đầu khuông nhạc đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó tăng lên hoặc giảm xuống ½ cung.

– Cách xác định nhanh các nốt tăng lên hoặc giảm xuống ½ cung dựa vào số lượng dấu thăng (#) hoặc giáng (b) cố định trên khuông nhạc.

Thứ tự các dấu hóa về Piano
Thứ tự các dấu hóa về Piano

4. Nắm rõ trường độ nốt nhạc

Trường độ nốt nhạc (note duration) cho biết thời gian mỗi nốt nhạc được chơi trong một nhịp điệu. Nắm rõ các giá trị thời gian của các nốt cơ bản như nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt bát kỳ, và nốt sáng kỳ. Học cách đọc và chơi các nhịp điệu cơ bản như 4/4, 3/4 và 6/8 để có khả năng chơi theo nhịp điệu khác nhau.

Về mặt vật lý, độ thời thời gian phát ra dao động với nguồn âm thanh. Trong nhạc lý, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc được thể hiện dưới những hình dạng khác nhau.

Nốt nhạc có 2 bộ phận:

– Thân nốt nhạc: dùng để xác định cao độ của âm thanh, có hình đặc ruột hoặc tròn rỗng.

– Đuôi và dấu móc: Đuôi nốt nhạc là vạch thẳng đứng để xác định độ dài của âm thanh, đuôi nốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc nằm ở bên phải của đuôi nốt.

Nguyên tắc của độ dài nốt nhạc hiển thị: nốt đứng trước có giá trị gấp đôi nốt đứng sau.

Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv/nhịp), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:

– Nốt trắng = 2 đv

– Nốt đen = 1 đv

– Nốt móc đơn = 1/2 đv

– Nốt móc kép = 1/4 đv

– Nốt móc ba = 1/8 đv

– Nốt móc bốn = 1/16 đv

Nắm rõ trường độ nốt nhạc
Nắm rõ trường độ nốt nhạc

5. Các kiểu nhịp phách phổ biến

Trong một bản nhạc, số chỉ nhịp được ký hiệu trông như phân số. số ở trên biểu thị số phách có trong một ô nhịp. Số ở dưới biểu thị cho độ dài của mỗi phách. Bạn cần biết rõ các kiểu nhịp phách phổ biến như: Nhịp 2 / 4, nhịp 3 / 4, nhịp 2 / 8, nhịp 3 / 8….

Các kiểu nhịp phách phổ biến
Các kiểu nhịp phách phổ biến

Có nên tự học nhạc lý piano cơ bản hay không?

Tự học có thể giúp bạn tự quản lý thời gian và tiến trình học tập của mình. Bạn có thể tập trung vào những khía cạnh mà bạn quan tâm nhất và học theo tốc độ của riêng mình. Tự học thường tiết kiệm chi phí so với việc thuê giáo viên hoặc tham gia lớp học.

Nếu có điều kiện hơn về cả thời gian và kinh tế, bạn rất nên lựa chọn kết hợp giữa tự học và học với một giáo viên hoặc tham gia lớp học. Tự học có thể giúp bạn làm quen với cơ bản và tư duy trọng quá trình học. Tuy nhiên, học với một người hướng dẫn có kinh nghiệm sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng nhanh hơn, nhận phản hồi cần thiết và duy trì động lực.

Có nên tự học nhạc lý piano cơ bản hay không?

Kinh nghiệm học nhạc lý piano cơ bản hiệu quả

Học nhạc lý piano cơ bản là một phần quan trọng trong quá trình trở thành một pianist tài năng. Để đạt được điều này, có một số nguyên tắc quan trọng LedPlay muốn chia sẻ đến bạn như sau:

  • Học kiến thức cơ bản: Bắt đầu bằng việc hiểu các khái niệm cơ bản như các nốt nhạc và dấu thăng, giáng.
  • Nắm vững nốt nhạc: Học cách đọc và diễn đạt các ký hiệu nhạc.
  • Quen với hợp âm cơ bản: Hợp âm trưởng và thứ là những yếu tố quan trọng.
  • Hiểu biết về nhịp phách: Đặc biệt là nhịp phách thông dụng như 4/4 và 3/4.
  • Xem xét tham gia khóa học hoặc có người hướng dẫn sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ.
  • Chơi các bản nhạc đơn giản: Áp dụng kiến thức học vào thực tế thường xuyên giúp nhớ lâu
  • Luyện tập kỹ thuật tai và điều chỉnh âm thanh: Điều này giúp bạn chơi đúng và sáng tạo hơn.
  • Nhớ rằng việc học nhạc lý là một hành trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn, hãy luôn giữ đam mê và tận hưởng quá trình học tập nhé!

Mong rằng, những thông tin được LedPlay cung cấp trong bài viết “Những Kiến Thức Nhạc Lý Piano Cơ Bản Cần Thiết Cho Người Mới” sẽ giúp những bạn học mới bắt đầu có thể dễ dàng tiếp cận và thành công chinh phục giấc mơ âm nhạc của mình!

Nhanh tay đặt mua cho mình một bộ sản phẩm LED Piano/LED Organ chính hãng trên Shopee Mall hoặc trực tiếp tại các gian hàng của LED Play ở TTTM Vincom trên toàn khu vực Hà Nội bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *