fbpx

Những Điều Cần Lưu Ý Về Phương Pháp Dạy Piano Cho Trẻ Em

Những Điều Cần Lưu Ý Về Phương Pháp Dạy Piano Cho Trẻ Em

Việc học đàn piano không chỉ mang lại niềm vui âm nhạc mà còn có nhiều lợi ích phát triển toàn diện cho trẻ, vậy nên việc lựa phương pháp dạy piano cho trẻ em là một quyết định quan trọng đối với các bậc phụ huynh và giáo viên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp dạy đàn piano cho trẻ, mỗi phương pháp đều mang những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ, việc tìm hiểu và lựa chọn được phương pháp học phù hợp với đặc tính và khả năng của từng bé là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những điều cần lưu ý khi chọn phương pháp dạy piano cho trẻ, khám phá ngay cùng LedPlay nhé!

Lợi ích của việc dạy Piano cho trẻ em 

Việc dạy piano cho trẻ em không chỉ mang lại những kỹ năng âm nhạc, mà còn đem đến nhiều lợi ích phát triển toàn diện cho sự phát triển của trẻ. Đầu tiên, việc học piano giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy và logic, khi họ phải tập trung vào việc đọc nốt nhạc, điều khiển đúng nhịp và âm lượng.

Thứ hai, bằng cách thực hiện các bài tập và biểu diễn, trẻ em có cơ hội rèn luyện kỹ năng tập trung và kiên nhẫn. Quá trình học piano đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên trì, giúp trẻ hiểu rõ về giá trị của công sức và nỗ lực.

Ngoài ra, học piano còn giúp phát triển khả năng sáng tạo và tự tin của trẻ. Việc tạo ra âm nhạc, thể hiện cảm xúc thông qua những nốt nhạc, có thể làm tăng cường khả năng thể hiện bản thân và sáng tạo nghệ sĩ trong trẻ.

Cuối cùng, việc học piano cũng mang lại những lợi ích về mặt tinh thần, giúp giảm căng thẳng, stress và tăng cường khả năng quản lý cảm xúc cho trẻ. Những trải nghiệm âm nhạc từ việc chơi piano có thể giúp tạo ra một môi trường tích cực, giảm áp lực học tập, và làm giàu thêm cuộc sống tinh thần của trẻ em.

Lợi ích của việc dạy Piano cho trẻ em 
Lợi ích của việc dạy Piano cho trẻ em

3 lưu ý trước khi cho trẻ học đàn Piano

Trước khi cho trẻ học và bắt đầu tiếp xúc với bộ môn Piano, ba mẹ nên lưu ý 3 vấn đề sau:

  • Chọn đàn phù hợp với dáng ngồi và sở thích của bé: Điều này vừa tạo cảm hứng học tập cho con trẻ, vừa giúp quá trình luyện tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu không am hiểu về các loại đàn, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến từ giáo viên dạy đàn cho bé hay những người có nhiều hiểu biết về các loại nhạc cụ để chọn mua một cây đàn tốt và phù hợp nhất.

  • Bắt đầu khi trẻ thực sự sẵn sàng: 6 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất cho bé bắt đầu học đàn Piano (Theo nghiên cứu của các chuyên gia âm nhạc và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều ba mẹ). Ở độ tuổi này, trẻ đã có khả năng nhận diện được bảng chữ cái âm nhạc, bàn tay bé có kích thước đủ lớn để chơi đàn với những quãng rộng. Đồng thời, bé cũng đã biết cách đếm các số cơ bản để dễ dàng tiếp thu kiến thức về thời gian, nhịp điệu khi học đàn hơn.

  • Duy trì lịch trình đều đặn hàng ngày: Ba mẹ nên cố định một khung giờ riêng trong ngày để hình thành cho trẻ thói quen giờ giấc học âm nhạc, giúp bé rèn luyện sự kiên trì và khả năng tập trung cao độ trong quá trình học đàn.

3 lưu ý trước khi cho trẻ học đàn Piano
3 lưu ý trước khi cho trẻ học đàn Piano

Trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc cơ bản

Trước tiên, hãy dạy trẻ bài tập cảm thụ âm nhạc bằng cách cho bé ngồi gần cây đàn Piano, sau đó giải thích rõ sự khác biệt giữa nốt trầm và nốt cao. Để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, ba mẹ có thể so sánh như sau:

  • Nốt trầm: Nghe giống như tiếng một con hổ đang gầm gừ.

  • Nốt cao: Giống tiếng chim hót hay tiếng kêu chít chít của chuột.

Tiếp đó, ba mẹ cho bé chơi một nốt trung để cảm nhận sự khác biệt âm thanh. Để giúp bé phân biệt rõ ràng và nhớ lâu hơn, ba mẹ có thể cho trẻ nhắm mắt lại, chơi một nốt nhạc và để bé xác định bằng tai xem đó là nốt trầm, nốt cao hay nốt trung.

Thông thường, khi dạy trẻ chơi đàn Piano, ba mẹ cần giúp bé đọc nốt nhạc và nhớ các phím đàn Piano một cách chính xác, cũng như hiểu về cao độ và trường độ. Dưới đây là phương pháp dạy trẻ học hiệu quả được nhiều giáo viên âm nhạc áp dụng hiện nay:

  • Sử dụng 8 tấm giấy nhớ (flashcards) điền tên các nốt nhạc theo thứ tự: Do Re Mi Fa Sol La Si Do.

  • Đặt các tấm giấy theo thứ tự (Do Re Mi Fa Sol La Si Do) đồng thời vừa chỉ vào từng chữ vừa “hát” thành tiếng.

  • Sau đó, ba mẹ hát ngược lại (Do Si La Sol Fa Mi Re Do) với cùng cao độ như trước. Trong quá trình hát, ba mẹ hãy chỉ vào từng tấm thẻ.

  • Lật úp tấm thẻ và lặp lại bài tập. Tiếp tục thực hiện cho đến khi trẻ có thể thực hiện hát được bảng chữ cái theo cả chiều xuôi và ngược mà không cần nhìn vào thẻ.

Phương pháp này sẽ giúp trẻ nhớ lại thứ tự nốt nhạc nào ở trước và nốt nhạc nào ở sau bởi trẻ cần phải biết đến cách đếm khoảng cách giữa các nốt nhạc với nhau. Trẻ cũng cần có những hiểu biết nhất định về sơ đồ phím đàn để nhận diện được nốt nhạc trên đàn Piano. Ba mẹ cần giới thiệu cho bé về 7 nốt nhạc cơ bản “do re mi fa sol la si” mà bất kỳ ai cũng cần học thuộc thì mới có thể đánh đàn Piano bằng cách như sau:

  • Dạy cho trẻ 2 kiểu khác nhau trong nhóm các nốt đen trên đàn. Ví dụ: theo quy luật, sẽ có 3 nốt đen được đặt cạnh nhau, sau đó là 2, sau đó là 3… ngăn cách bởi các nốt trắng. Khi trẻ đã nhận ra được cách sắp xếp đó, ba mẹ sẽ dạy trẻ từng nốt một.

  • Bắt đầu với nốt C (Do) bằng cách để trẻ tự tìm ra tất cả phím C trên đàn – phím trắng ở trước 2 phím đen. Sau đó, đến nốt B (Si) – nốt trắng ở ngay trước phím C và ở sau 3 phím đen. Tượng tự với nốt D (Re).

  • Khi trẻ đã học được cách nhớ 3 nốt B C D thì các nốt nhạc sau trẻ sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.

Trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc cơ bản
Trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc cơ bản

Để giúp trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tiết tấu khi bắt đầu học chơi đàn Piano, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp như sau:

Sử dụng tấm thẻ nhớ cho 5 nốt: nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm dôi, nốt tròn, nốt móc đơn. Vì trẻ sẽ chưa hiểu về khái niệm giữ nhịp cho một số đếm nhất định, ba mẹ nên dùng nhiều tấm thẻ cho một nốt nhạc.

Tiếp theo, hãy thực hiện bài tập vỗ tay với mỗi nốt, ba mẹ chỉ vỗ tay đúng với số nhịp của nó, tương ứng:

  • Nốt đen: vỗ tay 1 nhịp.

  • Nốt trắng: 1 lần vỗ và giữ thêm một nhịp.

  • Nốt trắng chấm dôi: 1 lần vỗ và giữ thêm hai nhịp.

  • Nốt tròn: 1 lần vỗ và giữ thêm 3 nhịp.

  • Nốt móc đơn: 2 nhịp vỗ tay.

Sau khi trẻ đã có những hiểu biết về cảm thụ âm nhạc, biết đọc nốt nhạc, nhớ các phím đàn và hiểu cơ bản về tiết tấu, ba mẹ hãy bắt đầu giúp bé tập luyện kỹ thuật ngón tay trên phím đàn. Ba mẹ nên bắt đầu với những cử động dễ và nâng dần độ khó nhằm từng bước một giúp bé vững vàng hơn trong quá trình luyện tập. Chi tiết cách thực hiện kỹ thuật ngón tay với bàn tay phải và bàn tay trái như sau:

Với bàn tay phải

  • Cho trẻ chơi nốt C bằng ngón cái (lưu ý không cụp các ngón còn lại).

  • Khi trẻ đã biết chơi nốt C, hãy tiếp tục dạy bé chơi nốt D bằng ngón trỏ.

  • Sau đó, chơi nốt E với ngón giữa.

Với bàn tay trái

  • Dạy bé chơi nốt C bằng cách dùng ngón cái.

  • Chơi nốt B dùng ngón trỏ.

  • Chơi nốt A dùng ngón giữa.

Trước khi bắt đầu hướng dẫn các bé chơi nhiều nốt một lúc, ba mẹ hãy giúp trẻ chơi được từng nốt nhạc và hát đúng tên nốt khi chơi. Trong quá trình luyện tập, ba mẹ nên để ý xem bé có thể bấm phím đàn tiếp theo trước khi buông phím trước đó không. Trong một số trường hợp, việc chơi các phím trắng có thể rất khó khăn. Khi đó, hãy giúp trẻ tập đánh các phím đen trước, rồi mới chuyển sang phím trắng.

Tập luyện kỹ thuật ngón tay cho bé trên phím đàn

Những phương pháp dạy piano hiệu quả cho trẻ

Việc áp dụng phương pháp dạy piano hiệu quả cho trẻ đòi hỏi sự linh hoạt và nhất quán để khuyến khích sự phát triển toàn diện. Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng:

  • Phương pháp Suzuki: Phương pháp Suzuki tập trung vào việc phát triển kỹ năng âm nhạc của trẻ thông qua việc lắng nghe và sao chép, dựa trên quan điểm rằng mọi trẻ đều có khả năng học nhạc giống như họ học tiếng nói. Qua việc thường xuyên nghe các bản nhạc và sao chép, trẻ phát triển khả năng nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc một cách tự nhiên.
  • Phương pháp Kodály: Phương pháp Kodály chú trọng vào việc học âm nhạc thông qua việc hát và vận động. Bằng cách sử dụng các bài hát dân dụ và hoạt động vận động, trẻ em không chỉ học được các khái niệm âm nhạc mà còn phát triển khả năng nhận thức âm nhạc thông qua trải nghiệm toàn diện.
  • Phương pháp Orff: Phương pháp Orff sử dụng âm nhạc, vận động và thậm chí là ngôn ngữ để giáo dục trẻ em. Bằng cách sử dụng các nhạc cụ đơn giản và hoạt động nhóm, phương pháp này tạo ra một trải nghiệm âm nhạc thú vị và tương tác cho trẻ, giúp kích thích sự sáng tạo và tinh thần đồng đội.
  • Phương pháp Traditional (truyền thống): Phương pháp dạy piano truyền thống tập trung vào việc học nốt nhạc và kỹ thuật chơi piano thông qua các bài hát quen thuộc. Điều này giúp phát triển kỹ năng đọc nhạc và tập trung vào việc chơi các tác phẩm của các nhà soạn nhạc nổi tiếng, đồng thời cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển âm nhạc toàn diện của trẻ.
  • Phương pháp Dalcroze: Phương pháp Dalcroze kết hợp âm nhạc, vận động và ngôn ngữ để thúc đẩy sự hiểu biết về âm nhạc qua trải nghiệm cảm giác và vận động cơ. Nhờ vào sự linh hoạt này, trẻ em có cơ hội thực hành và hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh khác nhau của nghệ thuật âm nhạc.

Tóm lại việc dạy piano cho trẻ không chỉ là quá trình truyền đạt kiến thức âm nhạc, mà còn là hành trình tạo lập một môi trường học lý tưởng. Điều quan trọng là bà mẹ không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người tạo ra nguồn động viên, khuyến khích tinh thần cho trẻ. Bằng cách này, chúng ta không chỉ định hình sự phát triển âm nhạc mà còn xây dựng nền tảng cho sự tự tin, sáng tạo và lòng đam mê âm nhạc trong tâm hồn của bạn nhỏ!

Mong rằng, những thông tin được LedPlay cung cấp trong bài viết “Những Điều Cần Lưu Ý Về Phương Pháp Dạy Piano Cho Trẻ Em” sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh và giáo viên hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các phương pháp dạy piano cũng như cách lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng đứa trẻ!

Nhanh tay đặt mua cho mình một bộ sản phẩm LED Piano/LED Organ chính hãng trên Shopee Mall hoặc trực tiếp tại các gian hàng của LED Play ở TTTM Vincom trên toàn khu vực Hà Nội bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *